Với sự phát triển bùng nổ của xã hội hiện nay, nhu cầu tiếp thị sản phẩm ngày càng tăng cao. Có thể nói đây chính là lý do mà Marketing được nằm trong top đầu của danh sách những nghề hot. Vậy Marketing gồm những chuyên ngành gì? Yếu tố gì để giúp bạn đưa ra lựa chọn ngành học phù hợp? Cơ hội nghề nghiệp ngành Marketing mang lại cho bạn ra sao? Hy vọng bài viết này có thể phần nào giúp bạn giải đáp những vấn đề mà bản thân đang gặp phải.
Marketing thuộc nhóm ngành đào tạo kinh doanh, trong các trường đại học. Cùng với những kiến thức chuyên sâu về nghiên cứu thị trường, nghiên cứu khách hàng, tổ chức sự kiện, phân phối sản phẩm..v..v.. Marketing được chia ra làm 4 nhóm ngành chính.
1. Marketing thương mại:
Marketing thương mại là quá trình kết nối nhu cầu thị trường với các doanh nghiệp cung cấp hàng hóa, dịch vụ. Thông qua những quá trình tổ chức, quản lý và điều khiển các hoạt động, thỏa mãn một cách tốt nhất nhu cầu của nhà cung cấp đối với người tiêu thụ. Mục tiêu cuối cùng của Marketing thương mại chính là bảo đảm lợi nhuận của doanh nghiệp khi tham gia vào thị trường.

Khi học chuyên ngành này bạn sẽ được tiếp xúc với những lý thuyết liên như: Nghiên cứu Marketing, Truyền thông marketing và xúc tiến, Marketing tới các tổ chức, hành vi khách hàng, phân tích, ra quyết định, tổ chức triển khai các quyết định marketing sản phẩm, phân phối, giá, xúc tiến thương mại trong kinh doanh bán buôn, lẻ…
2. Quản trị Marketing:
Mặc dù mang những đặc thù của một ngành quản trị nhưng quản trị Marketing có thiên hướng tới các vấn đề liên quan tới Marketing tương đối nhiều. Với những đặc điểm nổi bật như: đánh giá, phân tích nhằm đưa ra kế hoạch giúp doanh nghiệp giải quyết nhu cầu của khách hàng. Chuyên ngành này giúp cho bạn có những kiến thức về xây dựng và quảng bá thương hiệu, phân tích, tạo dựng, thực hiện và kiểm tra đánh giá chiến lược Marketing…

Với chuyên ngành này bạn sẽ được tiếp cận các môn học chuyên ngành như: Digital Marketing, Quản trị sản phẩm, Marketing quốc tế, Marketing dịch vụ, Quản trị kênh phân phối, Nghiên cứu Marketing…
3. Truyền thông Marketing
Truyền thông Marketing là một trong những hành động liên quan tới các vấn đề chia sẻ thông tin và giao tiếp với khách hàng. Có thể nhận thấy rằng đây là việc làm không thể thiếu trong việc tiếp cận của các doanh nghiệp. Với chuyên ngành này, bạn sẽ được cung cấp những kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực truyền thông, kiến thức cơ bản ề kinh tế, xã hội cũng như những kỹ năng về truyền thông marketing, khả năng dự báo – phân tích nhu cầu thị trường.
Nếu bạn là người thích tham gia vào những: Tổ chức sự kiện, Chiến lược phương tiện truyền thông, Xúc tiến bán hàng, Truyền thông Marketing tích hợp, Marketing trực tiếp,Quảng cáo và thiết kế quảng cáo, Quản trị thương hiệu,….thì bạn hãy chọn cho mình chuyên ngành Truyền thông Marketing để có thể giúp bạn tiếp cận và phát huy được khả năng của mình.
4. Chuyên ngành Quảng cáo trong Marketing:
Ngành quảng cáo là chuyên ngành giúp cho bạn hiểu rõ hơn về lĩnh vực truyền thông, nắm bắt được cách thức quảng bá một sản phẩm/doanh nghiệp. Bạn sẽ là người giúp doanh nghiệp xây dựng lên hình ảnh với khách hàng thông qua các kênh truyền thông phù hợp.

Bạn sẽ được xây dựng những kỹ năng về quản trị khách hàng quảng cáo, xây dựng chiến lược phương tiện, lên kế hoạch quảng bá sự kiện.
Những môn học được đào tạo tại trường của chuyên ngành quảng cáo sẽ bao gồm: Quản trị thương hiệu, quản trị quảng cáo, chiến lược quảng cáo, xu hướng tiếp thị, quan hệ công chúng …
5.Chuyên ngành Quản trị thương hiệu trong Marketing:
Trong ngành Marketing chắc chắn không thể thiếu những vị trí liên quan đến thương hiệu của sản phẩm/doanh nghiệp. Nếu là một người thích phân tích, hoạch định, triển khai các kế hoạch và đưa ra những quyết định về sản phẩm, giá, phân phối,..thì bạn là người phù hợp với chuyên ngành Quản trị thương hiệu.
Quản trị thương hiệu không chỉ cung cấp cho bạn những kiến thức căn bản về kinh tế và kinh doanh, chuyên ngành này còn cung cấp cho bạn những kiến thức từ căn bản đến chuyên sâu thực tiễn của ngành Marketing nói chung và Quản trị thương hiệu nói riêng.
Những môn học tiêu biểu gắn liền với chuyên ngành này mà bạn được học tại trường sẽ bao gồm: Quản trị thương hiệu, Quan hệ công chúng, Quảng cáo và khuyến mại, Nhượng quyền thương hiệu. Phát triển sản phẩm mới, Marketing dịch vụ,…
Mặc dù những chuyên ngành này có sự liên quan mạnh mẽ đến nhau, xong khi tham gia 1 chuyên ngành cụ thể tại trường đại học các bạn chỉ được biết những phần căn bản của các chuyên ngành còn lại. Để trở thành một Marketer giỏi bạn cần phải biết nhiều hơn những kiến thức căn bản của những ngành có liên quan tới ngành mà bạn lựa chọn.