Bạn nghe mọi người bàn tán về Digital Marketing? Bạn thấy cơ hội làm việc và mức lương hấp dẫn từ lĩnh vực này? Bạn muốn tự học nhưng chưa biết nên tìm hiểu gì đầu tiên? Vậy cùng chúng tôi tìm hiểu từ những điều cơ bản đến đặc biệt của Digital qua bài viết dưới đây.
Digital Marketing là gì? Cần học những gì về Digital Marketing
Là một hoạt động quảng bá cho thương hiệu hay sản phẩm/ dịch vụ của thương hiệu đó. Việc làm này giúp tăng khả năng nhận thức của khách hàng, kích thích hành vi của họ đến quá trình mua hàng. Nói một cách khác dễ hiểu hơn thì Digital Marketing là một loạt các hoạt động tiếp thị hoặc sử dụng nhiều phương tiện kỹ thuật số có kết nối internet.

Để học Digital Marketing có thể học theo 2 phương pháp là tự học hoặc đến các trung tâm. Với những trung tâm uy tín thì việc có rất nhiều điều thú vị, tuy nhiên vẫn luôn ưu tiên khả năng tìm tòi, học hỏi từ chính bản thân. Để có thể trả lời câu hỏi “học như thế nào?” Chúng ta cần biết “học những gì?”
Theo rất nhiều chuyên gia đánh giá, DIG Marketing là một mảng rất rộng, rất ít người có thể nắm vững tất cả các góc cạnh ở mức độ chuyên sâu. Nhưng nắm vững các kiến thức tổng quan là vô cùng cần thiết. Dưới đây là những mảng mà bạn nên tìm hiểu về Digital Marketing:
- Website/ Landing Page/ Blog,…: Kênh đăng tải dịch vụ thông tin về thương hiệu, dịch vụ, sản phẩm cho khách hàng tham khảo và đặt hàng.
- Content Marketing: là một phần quá quan trọng “ CONTENT IS KING”, đây không phải là công cụ, nó chính là linh hồn của sản phẩm, doanh nghiệp.
- SEM hay Search Engine Marketing: là hình thức tiếp thị trên công cụ tìm kiếm, nó bao gồm SEO và quảng cáo Google ADS.
- Email Marketing là hình thức tiếp thị qua việc gửi thư điện tử.
- Quảng cáo Online
- Social Media Marketing: sử dụng các công cụ truyền thông mạng xã hội như Youtube, facebook, zalo,…
- Mobile Marketing: SMS, Mobile application
- Web analytics: sử dụng các công cụ phân tích như Google Analytics
Phương pháp tự học Digital Marketing hiệu quả
Tự học, tự tìm hiểu không phải là dễ và không phải ai cũng học tốt. Những kiến thức mới thường rất khó hiểu, sẽ khiến bạn trẻ vô cùng nản chí. Nếu muốn tự học bạn cần có sự kiên trì cùng với niềm đam mê bất diệt cho việc tìm hiểu những thứ mới mẻ, nguồn kiến thức vô tận.

Khi bắt đầu học, người học cần nắm vững những kiến thức cơ bản nhất về tổng quan Digital Marketing, cần tìm hiểu việc phải sử dụng những công cụ gì? Chúng sẽ được áp dụng trong trường hợp nào.
Thay vì muốn biết hết tất cả các lĩnh vực hay chỉ là những kiến thức sơ sài của digital thì bạn nên giỏi ở một lĩnh vực riêng của mình. Sau khi nắm những kiến thức cơ bản thì bạn nên chọn con đường riêng cho bản thân. Đó có thể là SEO, Marketing Online, Youtube, Google ads,… Khi đã nắm chắc kiến thức ở một lĩnh vực rồi thì ta có thể chuyển sang một lĩnh vực khác mới mẻ hơn.
Ngày nay, sự phát triển của công nghệ khiến bạn không còn quá khó với việc tìm kiếm tài liệu. Nó được thể hiện dưới nhiều dạng khác nhau như blog, ebook. Vì là một ngày nghề còn khá mới mẻ nên những tài liệu chính thống còn chưa có nhiều, các tài liệu online vẫn là kênh chính giúp chúng ta tự học và trau dồi kiến thức. Mỗi ngày hãy tự đặt ra mục tiêu cho bản thân mình khoảng thời gian nhất định để tự học, đọc và nghiên cứu sách. Tin tôi đi, chỉ vài tháng sau đó bạn sẽ nhận thấy được những điều khác biệt.
Là một ngày luôn có sự biến động, nên việc học hỏi, tiếp cận những thông tin mới là điều vô cùng cần thiết. Bạn luôn cần phải ở trong tâm thế sẵn sàng đón nhận. Một lợi thế cho những bạn có vốn tiếng anh tốt là có thể học hỏi, đọc những kiến thức từ những blog, ebook nổi tiếng của nước ngoài. Đây cũng là cách vô cùng hữu hiệu được nhiều chuyên gia thực hiện.
Tự học? Những học lý thuyết thôi chưa đủ, việc thực hành những kiến thức đã học giúp cho bạn hiểu sâu về chuyên môn hơn, biết cách ứng dụng những kiến thức vào thực tiễn. Chỉ có điều đó mới giúp bạn vượt qua được những kỳ tuyển chọn gắt gao của những nhà tuyển dụng, mà họ luôn luôn đòi hỏi rất cao 2 chữ “kinh nghiệm”.

Bạn cần hiểu được lý do bạn chọn ngành nghề này là gì? Hiểu được bản chất của ngành nghề đó. Vì khi đó việc tiếp nhận những kiến thức bạn học hỏi sau này sẽ dễ dàng, dễ thực hiện ngoài thực tế hơn rất nhiều.
Kết luận.
Chia sẻ những kiến thức mình biết cũng là một cách giúp bạn hiểu vấn đề hơn, nhớ lâu hơn. Mỗi lần chia sẻ cũng như một lần giúp bạn hệ thống lại những kiến thức. Luôn đón nhận những phản hồi, nhận xét từ nhiều phía, những người đi trước để phát triển bản thân hơn. Chúc các bạn có quá trình tự học thành công và thực hiện được đam mê của chính mình.