1- Tổng quan về Google Search.
1.2- Định nghĩa.
Google Tìm kiếm (Google Search) là dịch vụ cung cấp chính và quan trọng nhất của công ty Google. Dịch vụ này cho phép người truy cập tìm kiếm bất cứ thông tin nào về ai đó hoặc cái gì đó trên Internet bằng cách sử dụng công cụ tìm kiếm Google, bao gồm các trang Web, hình ảnh, video và nhiều thông tin khác.
1.2- Cách thức hoạt động.

Bằng cách sử dụng các Bot (robot mạng) dò tìm và tạo chỉ mục các trang Web trên Internet, xây dựng cơ sở dữ liệu tìm kiếm cho các máy chủ của mình, khi có người truy cập và thực hiện tìm kiếm, kết quả tìm kiếm sẽ được lấy ra từ đây. Google Search cũng cho phép người sử dụng khai báo trang web của họ với máy chủ của google, sau đó các máy chủ này sẽ sắp xếp thời gian để tạo chỉ mục cho các trang web được khai báo.
Để tìm kiếm, người sử dụng gõ vào ô tìm kiếm một hoặc một vài cụm từ gọi là từ khóa tìm kiếm (keywords). Dựa trên từ khóa tìm kiếm này, Google Search sẽ thực hiện tìm kiếm và hiển thị ra kết quả cho người sử dụng.
Việc sắp xếp thứ tự kết quả tìm kiếm phụ thuộc vào thứ hạng của nó theo phân cấp của Google Search nhờ tổng hợp phức tạp từ keyword, pagerank, sitemap… Kết quả tìm kiếm cũng được phân loại theo đối tượng sử dụng khác nhau, nó phụ thuộc vào vị trí địa lý (lấy theo IP truy cập của người truy cập).
Ngoài ra, Google Search cũng sử dụng cookies và tính năng lưu trữ thói quen tìm kiếm của người dùng (cá nhân hóa kết quả tìm kiếm) để tạo ra kết quả tìm kiếm.
Cách thức làm việc, sắp xếp và hiển thị kết quả của Google Search khá phức tạp và nó là bí mật công nghệ mà nhờ đó Google có thể chiếm lĩnh thị trường.
1.3-Thị phần.
Hiện dịch vụ Tìm kiếm của Google có khá nhiều dịch vụ cạnh tranh ở các nước không sử dụng tiếng Anh làm ngôn ngữ chính và cả các nước sử dụng tiếng anh như Bing của Microsoft, Baidu tại Trung Quốc, Naver tại Hàn Quốc, Justdial tại Ấn Độ, Yandex tại Nga, Cốc Cốc ở Việt Nam…
Tuy nhiên, hiện tại Google vẫn là công ty có dịch vụ chiếm thị phần lớn nhất toàn cầu nhờ có lượng máy chủ khổng lồ, công nghệ tốt.

1.4-Tổng quan ảnh hưởng của Google Search đến dịch vụ quảng cáo tại Việt Nam.
Mỗi ngày Google có hàng tỉ lượt tìm kiếm.
Tới 90% người dùng Internet thường xuyên sử dụng công cụ tìm kiếm Google để tìm kiếm bất kì thứ gì mình muốn.
Trong đó, 70% người dùng tra cứu các thông tin về mặt hàng sản phẩm/dịch vụ mình muốn mua trước khi thực hiện hành động mua hàng.
Hơn 80% người tìm kiếm sẽ nhấp chuột vào các vị trí đầu trên trang tìm kiếm.
Vì vậy Google Search là một kênh quảng cáo mà doanh nghiệp không nên bỏ qua ở Việt Nam.
Xem thêm: Các loại hình quảng cáo của Google Ads
2- Quảng cáo trên Google Search.
Trước hết nhà quảng cáo cần tạo trang web và đăng các bài viết hữu ích liên quan đến thông tin sản phẩm dịch vụ của mình để thu hút người đọc quan tâm đến doanh nghiệp của mình. Từ đó tạo uy tín và lan tỏa giá trị của doanh nghiệp đến người đọc.
Tuy nhiên, có hàng ngàn thông tin sản phẩm dịch vụ tương tự như của doanh nghiệp bạn trên internet. Như vậy những thông tin của bạn rất khó tiếp xúc với người tiêu dùng. Google Search cung cấp dịch vụ quảng cáo để đưa thông tin của bạn đến người đọc.
Bằng cách tạo những nội dung có điểm chất lượng cao (giá trị để đánh giá mức độ phù hợp của quảng cáo đối với người tìm kiếm gồm tốc độ tải trang, điểu hướng, trải nghiệm mobile, nội dung…) và đặt giá thầu phù hợp, Google sẽ tự động sắp xếp thứ hạng quảng cáo của bạn ở các trang kết quả tìm kiếm của mình.

Xem thêm: Cách tính chi phí chạy Google Ads
3- Lợi ích khi quảng cáo trên Google Search.
– Dễ dàng quản lý ngân sách khi chạy Google Search.
– Đưa quảng cáo đến đúng khách hàng mục tiêu.
– Dễ dàng thay đổi nội dung quảng cáo cho phù hợp.
– Hiệu quả cáo, chi phí thấp hơn các loại hình quảng cáo khác.
4- Tạm kết.
Xét đến cùng Google Search cũng chỉ là công cụ để quảng bá sản phẩm dịch vụ. Để sử dụng tốt công cụ này, nhà quảng cáo vẫn cần học tập không ngừng để áp dụng các kiến thức Marketing Gốc. Từ đó, bạn sẽ có một chiến lược Marketing hiệu quả.
Với những thông tin trên, tác giả hy vọng giúp người đọc có cái nhìn tổng quan nhất về quảng cáo trên Google Search.
Chúc các bạn có những chiến dịch Marketing thành công.
(Nguồn tham khảo: Wikipedia)